Tuesday, May 31, 2016
Tuyệt thực có ý nghĩa gì trong thế giới hiện đại?
Tuấn Khanh Có bao giờ bạn tự hỏi, người ta biểu thị sự phản kháng bằng tuyệt thực để làm gì, và vì sao lại có chuyện tuyệt thực? Tuyệt thực đã có trong lịch sử của loài người từ rất lâu, thậm chí hình thức này đã nằm trong ghi chép của luật pháp … Đọc tiếp
Lý lịch sự vụ của Nguyễn Đức Xuyên- tập hồi kí giai đoạn chiến tranh với Tây Sơn của chúa Nguyễn (bài 2)
BẢN DỊCH TẬP HỒI KÝ BIÊN NIÊN “LÝ LỊCH SỰ VỤ” CỦA NGUYỄN ĐỨC XUYÊN (Từ 1804 đến 1822) Trần Đại Vinh Giáp Tý, Gia Long năm thứ 3 (1804): Mùa xuân, tháng Giêng, ngày 11, Bắc triều làm lễ tấn tôn xong. Ngày 22 phụng đại giá hồi loan về kinh Phú Xuân. Tháng Hai, … Đọc tiếp →
Monday, May 30, 2016
Lý lịch sự vụ của Nguyễn Đức Xuyên- tập hồi kí giai đoạn chiến tranh với Tây Sơn của chúa Nguyễn (bài 1)
Trần Đại Vinh GIỚI THIỆU NGUYỄN ĐỨC XUYÊN (1759-1824) VÀ TẬP HỒI KÝ BIÊN NIÊN “LÝ LỊCH SỰ VỤ” 1. Hành trạng Nguyễn Đức Xuyên Nguyễn Đức Xuyên là hậu duệ đời thứ XV của dòng họ Nguyễn,(1) khai canh làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, mà tổ tiên … Đọc tiếp →
Sunday, May 29, 2016
Tướng Dwight Eisenhower (1890-1969) Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ
Phạm Văn Tuấn Ông Dwight D. Eisenhower là một vị tướng cao cấp và vị Tổng Thống thứ 34 của Hoa Kỳ, là nhà lãnh đạo quân sự của các lực lượng Đồng Minh tại châu Âu trong thời kỳ Thế Chiến Thứ Hai. Tướng Dwight Eisenhower đã là vị Tư Lệnh Tối Cao của … Đọc tiếp →
Winston Churchill
Phạm Văn Tuấn Sir Winston Leonard Spencer Churchill (1874-1965) là một trong các chính khách danh tiếng nhất trong Lịch Sử Thế Giới và cũng là một bậc vĩ nhân của nước Anh. Vào năm 1895, ông Winston Churchill phục vụ quân đội Anh với cấp bậc Trung Uy dưới thời đại của Nữ Hoàng … Đọc tiếp →
Friday, May 27, 2016
Về cách thức tiếp nhận văn minh bên ngoài của Nhật Bản
TS. Nguyễn Tiến Lực Trường Đại học KHXH&NV Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Khi bàn về cách thức tiếp nhận nền văn minh bên ngoài của người Nhật, GS. Vĩnh Sính viết rằng: “Có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hóa nước ngoài cho bằng người … Đọc tiếp →
Thursday, May 26, 2016
Vài ghi chú về lịch sử Việt Nam thời thuộc Đường (bài 2)
Đặng Thanh Bình Trong bài này chúng ta sẽ tiếp tục khảo sát một vài sự kiện nữa diễn ra tại An Nam thời thuộc Đường. Cụ thể là khảo sát về thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Đỗ Anh Hàn và đánh giá các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời bắc thuộc … Đọc tiếp →
Wednesday, May 25, 2016
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang
Bùi Thụy Đào Nguyên Phần I. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu: Cao Văn Lầu sinh ngày 22 tháng 12 năm 1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập với làng Thuận Lễ trở thành xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Cuộc đời ông đã trải qua những biến đổi … Đọc tiếp →
Đô đốc Bùi Thị Xuân, nỗi ngậm ngùi bên cửa Nhật Lệ
Bùi Thụy Đào Nguyên “Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân được tới đất Bắc hà…” – Bùi Thị Xuân Triều vua Quang Trung có vài nữ tướng, trong số đó nổi bật hơn cả là Đô đốc Bùi Thị Xuân. … Đọc tiếp →
Monday, May 23, 2016
Nguồn gốc tiếng Việt
Tĩnh Túc Tiếng nói là nhịp cầu cảm thông để trao đổi tư tưởng trong sinh hoạt xã hội giữa con người cùng dòng giống xứ sở. Có con người là có ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn tự có ảnh hưởng rất lớn và quan hệ mật thiết đến sự hưng vong của giống nòi. Dân … Đọc tiếp →
Lá Quốc Kỳ đầu tiên của Việt Nam : Ngũ Liên Tinh Châu
Lá Quốc Kỳ Việt Nam đầu tiên đã tung bay ở Thái Nguyên năm 1917 Trần viết Ngạc Theo kiến thức hạn hẹp của chúng tôi, quốc kỳ đầu tiên của nước ta được quy định bằng văn bản còn lưu lại đến nay là vào năm Nhâm Tý, 1912. Trong cuốn tự truyện nhan … Đọc tiếp →
Nguyễn Hữu Tuệ (1871 – 1938) giữa đám than tro vàng mới quý …
Thái Vĩnh Trân & Trần viết Ngạc Ngày nay, đến đền Tiên Nga – một di tích lịch sử văn hóa [1] ở Quận Ngô Quyền, Hải Phòng, khách viếng thăm có thể chứng kiến một vị trí trang trọng trong đền có thờ các vị: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lý Tuệ, Nguyễn … Đọc tiếp →
Nguyễn Hữu Bài (1863 – 1935)
Nguyên Hương N.C Tài liệu Tập San Định Hướng, Reichstett, Pháp Xuất thân chỉ là một sĩ nhân, một người có học thức thường, không đỗ đạt bảng nhãn thám hoa, cũng không kế nghiệp cha truyền con nối chức trọng quyền cao, nhưng bằng năng lực tinh thần, bằng trí thông minh mẫn tiệp, … Đọc tiếp →
Friday, May 20, 2016
Thủy chiến Thị Nại
Trần Huy Thạch Lời mở đầu Đầm Thị Nại, xưa tên Hải Hạc Đàm, là một vịnh biển ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Xưa kia, nơi đây diễn ra trận thủy chiến kinh hồn giữa quân Gia Định của Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long) và thủy quân Tây Sơn. Đứng trên cầu … Đọc tiếp →
Wednesday, May 18, 2016
Cổ vật cung đình Huế: một thời vàng son
Kim Ngọc Bảo Tỷ “Sắc mệnh chi bảo” thời vua Minh Mạng (ảnh chụp lại từ sách “Kim Ngọc Bảo Tỷ của hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn Việt Nam”) Đại Dương dantri.com.vn Triều đại phong kiến vua Nguyễn cuối cùng tại Huế đã trải qua với bao biến cố lịch sử. Hàng vạn … Đọc tiếp →
Monday, May 16, 2016
An Dương Vương trong tâm thức nhân dân ta
"Chết thì bỏ con bỏ cháu
Sống thì không bỏ mồng Sáu tháng Giêng"
Câu ca với những lời lẽ quả quyết nhưng lại rất mộc mạc, hồn nhiên ấy là nói về tình cảm thiết tha với ngày Hội làng của dân xã Cổ Loa và 7 xã xung quanh, thuộc huyện Đông Anh, ngoại ô Hà Nội.
Tâm điểm của lễ hội là tòa Thành ốc (Cổ Loa) và tâm linh của lễ hội hướng về An Vương Vương.
Đó là những di tích và nhân vật gắn liền với một thời đoạn lịch sử vẫn còn chất đầy huyền thoại tiếp nối thời đại các vua Hùng cũng vần vũ những đám mây ngũ sắc của những huyền thoại.
Nếu thời đại các vua Hùng còn định vị được bởi địa danh Phong Châu mà các thế hệ sau tôn phong là Đất Tổ và xây dựng ngôi Đền thờ Tổ thì tên tuổi của An Dương Vương còn lại một chứng tích vật chất đầy sức thuyết phục, cũng là chứng tích vật chất về một cái mốc đầu tiên ghi nhận Hà Nội hôm nay bao gồm cả vùng đất từng là kinh đô trước khi Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long hơn một thiên niên kỷ.
Về An Dương Vương, "Từ điển bách khoa Việt Nam" viết một cách ngắn gọn: "tên thật là Thục Phán, người sáng lập và là vua nước Âu Lạc. Có giả thiết cho là thủ lĩnh người Tây Âu ở vùng núi phía Bắc đã từng xung đột với vua Hùng và cũng là người chống Tần thắng lợi (214 - 208 trước CN), nối ngôi vua Hùng, hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa. Tục truyền An Dương Vương được rùa thần giúp đỡ cho móng làm lẫy nỏ rất hiệu nghiệm, nên đã đánh bại nhiều lần xâm lược của Triệu Đà. Sau đó Triệu Đà dùng mưu (cho con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn với con gái An Dương Vương là Mỵ Châu) lấy cắp lẫy nỏ thần rồi mới đem quân sang đánh (179 trước CN) An Dương Vương thua chạy đến Nghệ An, nhảy xuống biển tự tử"
Lời giảng nghĩa ngắn ngủi ấy cố gắng khẳng định một nhân vật có thật và một thời đại có thật trong lịch sử dân tộc ta là cái gạch nối giữa thời đại các vua Hùng với những thời đại sau đó trong dòng mạch liên tục của một quốc gia tự chủ và đã tạo dựng được một nền văn minh có bản sắc riêng biệt bên cạnh một nền văn minh lớn cũng là một mối thử thách thường trực và khủng khiếp từ phương Bắc tràn xuống. Nhưng trong lời giảng nghĩa ấy vẫn phải nhắc đến những từ "giả thiết", "tục truyền"...
Bởi lẽ, từ nhiều thế kỷ trước trong các cuốn sách như "Viện điện u linh"; "Lĩnh Nam chích quái", "đại Việt sử ký toàn thư" hay các tác phẩm của Nguyễn Trãi (Dư địa chí). Phan Huy Chú (lịch triều hiến chương loại chí) đều nhắc tới An Dương Vương họ Thục tên Phán là con của vua Thục (đất Tứ Xuyên - Trung Quốc ngày nay) vì xung khắc của tổ phụ với Hùng Vương của nước Văn Lang mà mang quân đánh chiếm, lập nước Âu Lạc, xưng vương và xây thành Cổ Loa. Nhưng rồi cuối thế kỷ XIX, một số sử thần lại cho rằng Âu Lạc và người đứng đầu Thục Vương không dính dáng gì đến nước Ba Thục mà chỉ là một thế lực ở lân cận "gắn liền với nước Văn Lang". Sang đầu thế kỷ XX, có học giả còn cực đoan hơn khi cho rằng" nước Nam không có An Dương Vương nhà thục" (Nguyễn Văn Tố" còn một số sử gia người Pháp lại khẳng định "Trước nhà hán không có lịch sử An Nam"...
Nhưng trong tâm thức của nhiều người Việt Nam nhất là của dân "bát xã hộ nhi" (tám làng thờ cúng và tham gia tế lễ trong ngày hội ở Chùa Thượng) thì An Dương Vương chính là Vua Chủ ăn sâu vào
Dương Trung Quốc
(Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số 4/2001)
Subscribe to:
Posts (Atom)