Tuesday, July 31, 2018
Tiếng Việt thời LM de Rhodes – vài nhận xét về tên gọi và cách đọc (phần 11)
Nguyễn Cung Thông[1] Phần này bàn về một số cách dùng trong tiếng Việt thời LM de Rhodes như toàn/tuyền/tiền, đam/đem, khứng/khẳng, mựa/vô, dòng Đức Chúa Giê-Su. Đây là những ‘cầu nối’ để có thể giải thích một số cách đọc tiếng Việt hiện đại cũng như cho ta thấy rõ hơn quá trình hình … Tiếp tục đọc
Từ Trướng Hải đến biển Giao Chỉ, chứng minh chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông
Hồ Bạch Thảo Các lãnh tụ Trung Quốc từng khẳng định rằng Trung Quốc có chủ quyền trên biển Nam Hải từ đời nhà Hán. Bằng chứng xưa nhất họ nêu lên là biển Trướng Hải, ghi trong quyển sách cổ nhan đề Dị Vật Chí [异物志] của Dương Phu đời Đông Hán. … Tiếp tục đọc →
Brexit từ góc nhìn lịch sử EU
Bài biên khảo sau đây sẽ cung cấp vài tư liệu lịch sử liên quan đến quá trình thành lập EU kể từ thập niên 1950, vai trò, mục đích và thái độ của Anh trong quá trình hình thành và phát triển Liên hiệp châu Âu suốt 50 năm qua Tiếp tục đọc →
Tư duy và biên độ cải tổ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam sau 30 năm đổi mới (1986-2016), một vài quan sát
Bài viết là một nỗ lực nhỏ quan sát một vài chiều hướng, tính chất của công cuộc đổi mới ở Việt Nam diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản kể từ Đại hội lần thứ VI (1986). Qua khảo sát sơ bộ và bước đầu một số quan điểm trong giới lý luận và tư tưởng của Đảng, bộ phận2 thường có vai trò nghiên cứu, tư vấn và kiến trúc đường lối, chính sách cho ban lãnh đạo của Đảng, bài viết thử đưa ra một vài tìm hiểu (findings) ban đầu về một số đặc điểm trong tư duy và biên độ cải tổ chính trị của Đảng. Tiếp tục đọc →
Sunday, July 29, 2018
Phù Dung Lâu – Kiến trúc lịch sử và lịch sử bài thơ
Một thi phẩm đôi khi đã đưa cả một kiến trúc đi vào lịch sử. Trong lúc cuộc kết hợp giữa kí ức thi ca với dấu xưa tích cũ giữa non sông cũng chính là phần quan trọng kiến trúc nên lịch sử. Ấy cũng là câu chuyện văn chương điểm tô cho sông núi và sông núi ghi dấu cho văn chương. Xuất phát từ góc nhìn liên văn hóa, bài viết giới thiệu giai tác Đường thi Phù Dung Lâu tống Tân Tiệm của Vương Xương Linh trong liên hệ với di tích Lầu Phù Dung của Trung Quốc. Tiếp tục đọc →
Trạng nguyên Trần Tất Văn- Vị Thành Hoàng làng Ngũ Lão
Phí Văn Chiến Từ bao đời qua, dân làng Ngũ Lão xã Quang Hưng huyện Phủ Cừ tỉnh Hưng Yên vẫn thờ cúng ba vị Thành Hoàng ở đình làng là: PHÙ LÂU HIỂN ỨNG ĐẠI VƯƠNG, TRẦN DIỆM ĐẠI VƯƠNG và TRẦN TẤT VĂN. Hai vị đầu tiên là thiên thần, còn Trần … Tiếp tục đọc →
Monday, July 23, 2018
Đọc Nho lâm Ngoại sử – Thức nhận lại chế độ khoa cử cũ
Tự sự Nho lâm Ngoại sử dồn người đọc đi đến chỗ nhận ra thực chất mối quan hệ giữa thế quyền và đạo thống – một mối quan hệ biểu hiện tập trung ra trên con người giai tầng sĩ nhân, hạng mà khoa cử đã biến thành động-vật-đi-thi. Chưa có tác phẩm nào trong kho tàng văn học Trung Hoa lại diễn tả chân xác đến thế cuộc gian díu giằng co giữa Đạo và Thế cùng bi kịch thân phận sĩ nhân – kẻ sa chân giữa bãi lầy thi cử, mắc kẹt giữa giằng co đó. Phân tích nội hàm văn hóa cuốn tiểu thuyết này chính là một sự chuẩn bị cho việc nhìn nhận trở lại mối quan hệ văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam – một nước theo dùng Tống Nho và vận dụng khoa cử Trung Hoa trong hàng trăm năm. Tiếp tục đọc →
Sunday, July 22, 2018
“Tứ đại kì thư” của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc: tên gọi-văn bản-tác giả
“Tứ đại kì thư” của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc: tên gọi-văn bản-tác giả 中國古典小說之四大奇書: 書名–版本–作者 Lê Thời Tân Xuất xứ của các cách gọi “tứ đại kì thư” “Tứ đại kì thư” (四大奇書) hay “Tứ đại danh tác” đều là những cách nói của truyền thống phê bình Trung Hoa, tồn tại … Tiếp tục đọc →
Thursday, July 19, 2018
Từ Nguyễn Trãi đến Ngô Thì Nhậm & Con đường đi lên đỉnh núi Yên Tử
Thích Phước An I. Tôi còn nhớ vào khoảng cuối năm 1973 hay đầu năm 1974 gì đó. Tuần báo văn nghệ Tìm Hiểu tại Sài Gòn có đăng một bài phỏng vấn Bùi Giáng, người phỏng vấn là Phan Quốc Sơn. Trong đó Bùi Giáng có nhắc đến cái chết của Nguyễn Trãi, tôi không … Tiếp tục đọc →
Bùi Quốc Hưng- Vị “Khai quốc công thần triều Lê ”
Những năm qua, đã có nhiều bài viết của các nhà sử học và các nhà nghiên cứu khác viết về các vị “ Khai quốc công thần” của nhà Lê trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của dân tộc. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của họ, chúng ta còn chưa biết hết, những bí ẩn đó vẫn nằm trong gia phả của nhiều dòng họ có người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, trên các tấm bia đá cổ nằm sâu dưới lòng đất, trong các hiện vật còn chưa được phát lộ ở chính nơi họ đã từng sống, do đó ta chưa thể hiểu được rõ nét về chân dung họ. Trong số những người này, có lão tướng Bùi Quốc Hưng, vị tướng văn, võ song toàn, với những chiến công từng làm nức lòng quân sĩ trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, song chưa được nhắc đến nhiều như vài vị lãnh đạo khác trong cuộc khởi nghĩa này. Tiếp tục đọc →
Tuesday, July 17, 2018
Bàn về thân thế của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản
Đặng Thanh Bình (1) Sách Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam do hai tác giả Hà Văn Thư và Trần Hồng Đức biên soạn viết: “Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản là con Trung Thành Vương, cháu nội của Nhân Đạo Vương”. Bài Thiếu niên dũng tướng Trần Quốc Toản đã thành Liệt … Tiếp tục đọc →
Tham khảo nguyên văn một ý kiến về Giá Lương Tiền tháng 8 năm 1985
Ý KIẾN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ HIỆN NAY CỦA CHÚNG TA Vũ Ngọc Phương Giải quyết vấn đề “GIÁ – LƯƠNG – TIỀN” là để ổn định thị trường, phát triển sản xuất. Thị trường biến động làm giá thay đổi dẫn đến LƯƠNG – TIỀN không còn tác dụng … Tiếp tục đọc →
Thursday, July 12, 2018
Bối cảnh lịch sử bài viết Ý kiến về Giá, Lương, Tiền của Vũ Ngọc Phương năm 1985
Vũ Ngọc Phương Hoàn cảnh lịch sử lúc đó Ông Trường Chinh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đến tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, ông rút khỏi các chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước … Tiếp tục đọc →
Văn minh Phương Tây: Sự trỗi dậy của các thành phố thương mại châu Âu thế kỷ 17.
Trong khi phần lớn châu Âu bị tàn phá bởi chiến tranh giữa người Tin lành và người Công giáo, thương mại bắt đầu biến đổi chính trị và kinh tế châu Âu. Giữa những cuộc chiến tranh tôn giáo, một vài thành phố đã học được rằng sự khoan dung làm gia tăng sự thịnh vượng của họ. Tiền bạc, thương mại, lợi nhuận, doanh nghiệp - không có chúng, bộ máy của nhà nước không thể hoạt động, và hầu hết số tiền đó được tạo ra ở đây - là những nơi như Venice, Antwerp, Amsterdam, nơi tự do được đánh giá cao và thế giới hiện đại được sinh ra. Tiếp tục đọc →
Sử thi Iliade- Thi hào Homère: Thiên trường ca bất tử của nhân loại (bài 3)
Theo các sử gia, cuộc chiến tranh thành Troie trong 10 năm xảy ra vào năm 1193-1183 trước Tây Lịch. Thành Troie còn gọi là thành Ilion, xưa nằm giữa Hellespont, Phrygie và đảo Lesbos, kinh đô nằm tả ngạn sông Mandérès-Scamandre, chu vi khoảng 12 Km, có thành Bunar-Baschi vòng thành 2km dựng trên mõm đá cao 154m. Nhưng theo Schieman người Đức năm 1871-1890 khai quật di tích lại cho rằng thành Troie nằm trong khu vực Hissarlik tiếng địa phương gọi là cổ thành. Vùng này xưa kia thuộc Hy Lạp, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Tiếp tục đọc →
Wednesday, July 11, 2018
Sử thi Iliade- Thi hào Homère: Thiên trường ca bất tử của nhân loại (bài 2)
THI CA KHÚC II : Phần I ZEUS GỬI THẦN BÁO MỘNG Nhất Uyên Phạm Trọng Chánh chuyển ngữ thơ lục bát Hãy choàng vòng hoa lên cổ bọn thi sĩ, và đuổi chúng ra khỏi thành phố, vì chúng bất kính với thần thánh ». Tại sao lại choàng vòng hoa vinh danh, và lại đuổi … Tiếp tục đọc →
Monday, July 9, 2018
Sĩ nhân trên chiếc cầu khoa cử bắc giữa Đạo Thống và Thế Quyền- Một cách đọc Nho Lâm Ngoại Sử- 士在道統和世權之間的科舉橋樑上 (《儒林外史》讀後感)
Miêu tả khoa cử bát cổ trong Nho Lâm Ngoại Sử khiến người đọc ngộ ra một điều là – kẻ thực sự đang chơi trò chơi khoa cử như miếng mồi dụ dỗ nô dịch trí thức nho nhân chính là kẻ thống trị. Vượt lên sự miêu tả chính xác chế độ khoa cử, tác giả tiểu thuyết đã tiến đến chỗ phủ định việc dùng chế độ đó như một công cụ nô dịch cả một giai tầng (trí thức nho sĩ) dẫn đến sự hư hỏng của nhân cách và suy đồi của cả nền văn hóa. Bài viết nêu cách khái quát tác phẩm Nho Lâm Ngoại Sử bằng hình tượng cầu khoa cử ùn chen đoàn sĩ nhân bắc giữa “Đạo Thống” và “Thế Quyền”. Phác họa này phản ánh một cách đọc hiểu mới về đề tài-chủ đề cuốn tiểu thuyết của Ngô Kính Tử. Tiếp tục đọc →
Sunday, July 1, 2018
Lịch sử văn minh Châu Âu (bài 5)
Phục Hưng – Khi đại bàng vỗ cánh Tôn Thất Thông CHLB Đức Bằng cách này hay cách khác, Phục hưng là thuật ngữ được dùng để diễn tả một khía cạnh đặc biệt của nền văn hóa châu Âu ở ngưỡng cửa năm 1500. Nền văn hóa đó khởi đầu cho lịch sử hiện đại … Tiếp tục đọc →
Lịch sử văn minh Châu Âu (bài 4)
Chủ nghĩa nhân bản Tôn Thất Thông CHLB Đức Chủ nghĩa nhân bản tự bản chất là một trào lưu phản kháng, với mục tiêu trước tiên là chống lại hệ thống quảng bá văn chương và khoa học đương thời. Nhưng nguồn gốc sâu xa hơn của tinh thần phản kháng là sự bất … Tiếp tục đọc →
Lịch sử văn minh Châu Âu (bài 3)
Tỉnh giấc giữa đêm dài trung cổ Tôn Thất Thông CHLB Đức Trong một bài viết trước đây, chúng ta đã đi đến kết luận tương đối chắc chắn rằng, ở ngưỡng cửa năm 1000, mọi dân tộc đều nghèo nàn lạc hậu như nhau, trình độ văn minh cũng tương đối ngang nhau. Ngoại … Tiếp tục đọc →
Lịch sử văn minh Châu Âu (bài 2)
Gia tài của đế chế La Mã Tôn Thất Thông CHLB Đức Người La Mã tiếp thu nền văn minh Hy Lạp một cách chọn lọc và áp dụng rộng rãi trong đế chế. Nhưng họ rất thực dụng và thể hiện tính chất đó qua nhiều dạng thức khác nhau. Họ pha chế nền … Tiếp tục đọc →
Lịch sử văn minh Châu Âu (bài 1)
Lúc khởi đầu, mọi dân tộc đều như nhau Tôn Thất Thông CHLB Đức Văn minh châu Âu là một đề tài rất rộng, khó lòng trình bày một cách đầy đủ trong khuôn khổ báo mạng. Vì thế, chúng tôi chỉ có thể trình bày trên trang mạng này những bài biên khảo ngắn … Tiếp tục đọc →
Nhận thức luận quan hệ ngôn ngữ- hiện thực của Trang Tử trong bối cảnh Giải Cấu Trúc Luận
Triết gia Trung Hoa Trang Tử nhận thấy có sự tồn tại của hai thế giới: thế giới của vật thực khách quan (ngón tay - 手 指 thủ chỉ, con ngựa - 馬 mã, cả hành động chỉ vào và nói câu liên quan đến con ngựa) và thế giới của “指” [zhǐ] “碼” [mǎ] viết/nói - tức là thế giới của ngôn ngữ muốn và cũng tự cho mình có thể bao trùm và chứa đựng được tất thảy (Ngôi nhà Hữu Thể - Heidegger). Quan hệ giữa hai thế giới đó diễn ra như thế nào ở nhân loại nói-viết? Đó là câu hỏi mà Trang Tử đã đề xuất ở thiên tản văn triết học Tề Vật Luận. Bài viết này là một cố gắng cắt nghĩa nhận thức Trang Tử về quan hệ ngôn ngữ-hiện thực trong bối cảnh ngôn ngữ học triết học Giải cấu trúc luận. Tiếp tục đọc →
Bàn về thân phụ của Sầm Lâu Trần Toại
Giả thuyết Uy Văn vương Trần Toại là con trai của An Ninh vương Trần Liễu. Tiếp tục đọc →
Subscribe to:
Posts (Atom)